Đà Nẵng đề nghị Nhật Bản đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu dự án cảng Liên Chiểu
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đề nghị phía Nhật Bản đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu dự án phát triển cảng Liên Chiểu để chậm nhất trong năm 2018, dự án được đưa vào danh mục vốn ODA của phía Nhật Bản.
Sáng 20/9, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã chủ trì cuộc họp khởi động việc triển khai nghiên cứu khả thi dự án cảng Liên Chiểu do Công ty Tư vấn cảng Nhật Bản (JPC) và Viện Phát triển khu vực ven biển nước ngoài Nhật Bản (OCDI) phối hợp thực hiện với sự tài trợ của Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI).
|
Cuộc họp khởi động khởi động việc triển khai nghiên cứu khả thi dự án cảng Liên Chiểu sáng 20/9 (Ảnh: HC) |
Theo ông Huỳnh Đức Thơ, trong tương lai gần, cảng Liên Chiểu sẽ dần thay thế vai trò cảng hàng hóa của cảng Tiên Sa do có vị trí thuận lợi, nước sâu, kết nối thuận tiện với đường bộ, đường sắt, đường hàng không quốc gia, các KCN, dịch vụ logistic... và có khả năng phát triển dài hơi hơn. Đà Nẵng mong muốn sớm triển khai dự án cảng này nhưng do chi phí đầu tư cao trong khi nguồn lực của địa phương và TƯ còn hạn hẹp nên TP đang tìm kiếm các nguồn lực khác theo hình thức hợp tác công – tư (PPP).
“Trước hết, chúng tôi cần đơn vị tư vấn có đầy đủ kinh nghiệm, năng lực chuyên nghiên cứu về phát triển cảng và thông thạo về quy hoạch phát triển đô thị hiện đại, để khi phát triển một khu vực lớn như cảng Liên Chiểu sẽ không gây xung đột với các định hướng phát triển khác của TP, trong đó có lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Vì vậy chúng tôi rất cảm ơn Cơ quan Hơp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), TP Yokohama, các công ty, đối tác của phía Nhật Bản đã quan tâm đến việc nghiên cứu khả thi dự án này!” – ông Huỳnh Đức Thơ nói.
Theo ông Koichiro Harada, Trưởng đoàn nghiên cứu khả thi dự án cảng Liên Chiểu, dự án này có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Đà Nẵng và để đáp ứng việc đầu tư theo hình thức PPP, đoàn nghiên cứu mời cảng Yokohama cùng tham gia thiết kế, quy hoạch khu vực cảng Liên Chiểu. Mục tiêu chính là tập trung rà soát, bổ sung nghiên cứu tiền khả thi dự án cảng Liên Chiểu mà Đà Nẵng đã thực hiện, đánh giá tính khả thi của dự án sao cho có thể thực hiện các bước tiếp theo bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản hoặc các nhà đầu tư khác.
Để đánh giá tính khả thi của dự án, theo ông Koichiro Harada, có 3 điểm chính sẽ được tập trung trong nghiên cứu lần này của đoàn. Thứ nhất là phân chia chức năng giữa các cảng hiện nay của Đà Nẵng nhằm đảo bảo sự phát triển ổn định cho cảng Liên Chiểu (Cảng nào bốc xếp loại hàng hóa nào, khối lượng bao nhiêu?). Thứ hai là sắp xếp tổ chức của cảng Liên Chiểu (Đơn vị nào thi công, khai thác, quản lý và sở hữu cảng?). Thứ ba là sắp xếp kế hoạch tài chính của dự án cảng Liên Chiểu (Đơn vị nào hỗ trợ tài chính và hỗ trợ bao nhiêu?).
“Chúng tôi hy vọng đê chắn sóng và luồng cảng sẽ sử dụng vốn của Chính phủ Việt Nam (vay ODA) để thực hiện. Đây là vấn đề rất quan trọng vì JICA và Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét cho vay phần này. Muốn thu hút các nhà đầu tư tư nhân vào cảng Liên Chiểu thì nhà nước phải xây dựng đê chắn sóng, luồng và đường dẫn. Khi bỏ tiền xây dựng các cơ sở hạ tầng đó thì nhà nước phải đánh giá tiềm năng của các nhà đầu tư xây dựng bến và các hạng mục khác.
Nếu đê chắn sóng và luồng dùng vốn ODA để xây dựng nhưng các nhà đầu tư xây dựng bến cũng như các hạng mục khác thực hiện chậm thì việc đầu tư đê chắn sóng và luồng sẽ không có hiệu quả. Ngược lại, nếu bến và các hạng mục được xây dựng rất tốt về tiến độ và chất lượng nhưng chất lượng đê chắn sóng không đảm bảo thì việc khai thác cảng cũng hoàn toàn không có hiệu quả. Do đó khu vực nhà nước và tư nhân phải có sự hợp tác, cam kết chặt chẽ để cùng phát triển cảng Liên Chiểu!” – ông Koichiro Harada nói.
Ông Koichiro Harada cũng nhấn mạnh, nếu 3 vấn đề trên được giải quyết một cách rõ ràng và có thông tin đầy đủ sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào cảng Liên Chiểu do họ nhận thấy việc đầu tư của mình được giảm thiểu rủi ro rất nhiều. Về tiến độ nghiên cứu, ông cho hay, tổng thời gian nghiên cứu dự án dự kiến là 6 tháng, từ tháng 9/2016 đến tháng 2/2017.
Trong đó sẽ có 3 lần đoàn nghiên cứu sang Việt Nam khảo sát và thu thập số liệu. Riêng lần này đoàn sẽ có 3 tuần ở Việt Nam (trong đó có 2 tuần làm việc tại Đà Nẵng), sau đó sẽ có báo cáo lần thứ nhất. Trong 3 tháng 10 – 12, đoàn tập trung nghiên cứu dự báo nhu cầu, lập quy hoạch cảng, kế hoạch kinh doanh, thiết kế và dự toán các công trình cảng, phân tích kinh tế và tài chính, đánh giá môi trường và xã hội... và làm việc với METI, JICA. Cuối tháng 12, đoàn sang Việt Nam báo cáo giữa kỳ và thu thập ý kiến các cơ quan hữu quan. Sau đó tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo cuối kỳ vào tháng 1/2017 và dự kiến trình báo cáo cuối cùng vào tháng 2/2017.
Theo ông Huỳnh Đức Thơ, lãnh đạo TP Đà Nẵng thống nhất với các nội dung nghiên cứu của đơn vị tư vấn, nhưng đề nghị thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến độ nghiên cứu nhằm sớm khởi động dự án. Nếu khởi động muộn sẽ dẫn đến thời gian xây dựng cảng kéo dài và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển của TP Đà Nẵng.
“Chúng tôi mong muốn báo cáo sẽ kết thúc sớm hơn, nộp cho METI, JICA, Chính phủ Việt Nam, Bộ GTVT, Bộ KH-ĐT... để có thể dàn xếp nguồn vốn ODA trong tài khóa 2017 – 2018. Nếu để trễ quá thì dự án sẽ “trôi” nữa, vì đây mới là giai đoạn tiền khả thi, còn nghiên cứu khả thi nữa. Phải làm sao để chậm nhất trong năm 2018, dự án được đưa vào danh mục vốn ODA của phía Nhật Bản. Hiện có một số nhà đầu tư Việt Nam rất quan tấm dự án này, nên cần thúc đẩy kết quả nghiên cứu sớm hơn!” – ông Huỳnh Đức Thơ nói.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng khẳng định sau cuộc họp sáng 20/9, các sở, ban, ngành hữu quan của Đà Nẵng sẽ phối hợp tích cực với đoàn nghiên cứu để sớm hoàn chỉnh các báo cáo và tiến hành triển khai kêu gọi đầu tư. Trong đó, Sở KH-ĐT được giao làm đầu mối phối hợp với đơn vị tư vấn để làm thật nhanh, góp phần rút ngắn thời gian nghiên cứu theo đúng mong muốn của lãnh đạo TP.
HẢI CHÂU
http://infonet.vn/da-nang-de-nghi-nhat-ban-day-nhanh-tien-do-nghien-cuu-du-an-cang-lien-chieu-post209523.info
Bộ trưởng GTVT: Không đầu tư thu phí với đường độc đạo
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa phát biểu trong buổi làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh chiều 11/8.
Chiều 11/8, đoàn công tác của Bộ GTVT do Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Tây Ninh về các vấn đề giao thông.
Ông Dương Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh kiến nghị Bộ GTVT sớm triển khai nâng cấp QL22B vì tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng. Hình thức thực hiện dự này là BOT. Sau khi kết thúc thời hạn thực hiện dự án BOT, đề nghị Bộ ủy thác cho tỉnh Tây Ninh quản lý, khai thác, quản lý, bảo trì.
Trong thời gian chờ lập các thủ tục đầu tư tuyến đường này, tỉnh Tây Ninh đề nghị Bộ GTVT tiến hành sửa chữa hư hỏng mặt đường để đảm bảo ATGT. Gia cường nâng tải trọng cầu Cần Đăng (thị trấn Tân Biên) do cầu này chỉ có tải trọng 25 tấn, không đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa từ Việt Nam đi Campuchia (qua cửa khẩu Xa Mát và Chàng Riệc) và ngược lại.
Để đáp ứng nhu cầu vận tải đường bộ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ GTVT sớm đầu tư dự án cao tốc TP.HCM-Mộc Bài. Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối TP.HCM với thủ đô Phnom-Penh của Campuchia và các nước trên hành lang Xuyên Á. Hiện nay Chính phủ Campuchia đang cắm mốc, chuẩn bị đầu tư đường cao tốc đến biên giới hai nước.
Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị bổ sung vào quy hoạch phát triển mạng lưới cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tuyến đường cao tốc Gò Dầu-TP. Tây Ninh-Xa Mát. Kết nối với tuyến cao tốc TP.HCM-Mộc Bài tại Gò Dầu. Sớm triển khai thi công hoàn chỉnh giai đoạn 1 dự án đường Hồ Chí Minh.
Riêng tuyến giao thông thủy trên sông Sài Gòn, UNBD tỉnh Tây Ninh đề nghị Bộ GTVT có giải pháp nâng cao tĩnh không thông thuyền cầu Bến Lức (tĩnh không thuyền 4m) trên QL1 (cầu cũ) để tăng năng lực vận tải đường thủy đoạn Sài Gòn-Bến Kéo. Cải tạo lại “điểm đen” nút giao thông tại Km 38+650 đường QL22 (đường Xuyên Á).
Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa đánh giá cao những nỗ lực và thành quả kinh tế-xã hội của tỉnh Tây Ninh trong những năm qua. Thống nhất và đồng tình với UBND tỉnh Tây Ninh về xây dựng dự án tuyến cao tốc Gò Dầu-Xa Mát, Bộ trưởng cho biết Bộ sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch. Đối với dự án nâng cấp cải tạo QL22B, tỉnh Tây Ninh cần bố trí vốn sửa chữa, nâng cấp tải trọng cầu Cần Đăng, sau đó, Bộ GTVT bố trí hoàn vốn trả lại cho địa phương.
"Tuyến QL22B xuống cấp gây khó khăn cho việc đi lại của người dân trong khi ngân sách của tỉnh còn khó khăn thì đầu tư BOT là một trong những giải pháp. Tuy nhiên, tuyến đường này đã xuống cấp cần đại tu sửa chữa chứ không trải lại mặt đường theo hình thức BOT", Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nói.
Lý giải về việc không đầu tư tuyến QL22B theo hình thức BOT, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết qua đánh giá 5 năm đầu tư các dự án BOT, bên cạnh những hiệu quả tích cực thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm. Trong đó có việc không nên đầu tư BOT với các tuyến đường độc đạo vì người dân không có sự lựa chọn khác ngoài việc bắt buộc phải đi đường trả phí.
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa khẳng định trong thời gian tới, Bộ GTVT tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư BOT. Tuy nhiên BOT phải đảm bảo các vấn đề về tính cấp bách đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, các dự án BOT phải là đường mới, không ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người dân. Quá trình đầu tư phải minh bạch trong sự lựa chọn nhà đầu tư, giám sát dự án, minh bạch trong thu phí...
Đối với các kiến nghị còn lại, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa giao các Cục, Vụ, Tổng cục Đường bộ VN, Cục Đường thuỷ nội địa VN xem xét để có hướng xử lý thích hợp.
Tại cuộc họp, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá cao công tác kéo giảm TNGT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Một trong những giải pháp quan trọng khiến tình hình TNGT được kéo giảm là do cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh đã thực hiện tốt công tác kiểm tra phát hiện và xử lý người tham gia giao thông uống rượu bia khi lái xe.
Vĩnh Phú
Theo Báo GTVT
Nhiều điểm quốc lộ 1A bị phá hoại bởi ‘hóa chất lạ’
Ít nhất có 8 điểm trên quốc lộ 1A đoạn đi qua tỉnh Quảng Bình bị rải hóa chất khiến bê tông nhựa bị sủi đen, mất kết dính.
|
Bê tông nhựa bị mất kết dính, bong tróc, trơ sỏi sau khi bị rải hóa chất lạ. Ảnh: Dụng Phan
|
3 ngày qua, Công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải phát hiện 8 điểm trên hai gói thầu số 10 và 14 thi công quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Quảng Bình có dấu hiệu bị phá hoại. Những điểm này tập trung ở các bùng binh, nơi có nhiều xe cộ.
“Tôi ngửi thấy mùi xăng dầu, cạnh đó có thêm hóa chất chưa xác định là gì. Mặt đường bị tạt hóa chất sủi đen, gặp mưa và xe chạy thì bóc hết nhựa, lớp đá bong ra. Ban đầu tôi nghĩ là bình thường nhưng sau diễn tiến liên tục nên suy đoán có kẻ xấu cố tình phá hoại công trình", ông Nguyễn Quang Minh, Phó tổng giám đốc công ty, cho hay.
Ở các điểm mới phát hiện, nhà thầu dùng nước rửa trôi hóa chất và khoanh vùng, theo dõi hư hỏng để có giải pháp xử lý tiếp theo. Tuy vậy, một số điểm hóa chất vẫn thấm vào mặt đường, có nguy cơ phá hủy kết cấu.
Vị Phó tổng giám đốc thông tin, việc thi công lại những đoạn bị hư này vô cùng khó khăn, phải vận chuyển xe, máy móc từ công trình khác về, đồng thời phải làm lại tối thiểu 3 mét chiều dài đường mới đảm bảo chất lượng.
|
Một vệt hóa chất dài hàng chục mét rải gần bùng bình nhằm tăng tính phá hoại. Ảnh: Dụng Phan
|
Ông Trần Văn Luận, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình xác nhận, có hiện tượng rải hóa chất khiến mặt quốc lộ 1A vừa thi công đã hư hỏng. Sở đã kiểm tra thực tế, lấy mẫu để xác định loại hóa chất, đồng thời gửi thông báo đến các nhà thầu thi công quốc lộ 1A theo dõi, đề phòng kẻ xấu phá hoại. Tỉnh đã có báo cáo gửi Bộ Giao thông, công an tỉnh cũng đã vào cuộc điều tra.
Trao đổi với VnExpress, ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Quản lý chất lượng công trình xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải), cho biết đã nghe Quảng Bình trao đổi, nhưng phải chờ báo cáo từ địa phương và kiểm tra thực tế mới có thể kết luận.
Ông Sanh đánh giá Tập đoàn Sơn Hải đang gây chú ý bởi là doanh nghiệp đầu tiên của ngành giao thông cam kết bảo hành 5 năm đối với vấn đề hằn lún vệt bánh xe - câu chuyện gây đau đầu đối với cả cơ quan quản lý lẫn nhà thầu dự án mở rộng quốc lộ 1A và 14.
Theo ông Sanh, Sơn Hải là nhà thầu được Bộ Giao thông chọn như là điển hình nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong xử lý hằn lún vết bánh xe tại hội thảo khoa học sắp diễn ra. Tập đoàn này hiện thi công 2 gói thầu quốc lộ 1A, gồm gói số 10 qua bắc Quảng Bình, gói 14 qua huyện Lệ Thủy ở phía nam và đều có cam kết bảo hành 5 năm.
Hoàng Táo - Chí Hiếu
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/nhieu-diem-quoc-lo-1a-bi-pha-hoai-boi-hoa-chat-la-3239808.html
Đà Nẵng: Đại tu, nâng cấp đường Võ Chí Công
Sau hơn 2 năm khai thác, mặt đường Võ Chí Công đã có hiện tượng lún vệt bánh xe trên làn xe tải...
Đường Võ Chí Công, Tp. Đà Nẵng được đầu tư xây dựng mới dài 7km, rộng 33m, quy mô 6 làn xe với tổng kinh phí đầu tư 310 tỷ đồng. Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, tốc độ 70km/h. Công trình đã được khánh thành, đưa vào sử dụng từ ngày 30/4/ 2013.
Sau hơn 2 năm khai thác, mặt đường Võ Chí Công đã có hiện tượng lún vệt bánh xe trên làn xe tải nặng, đặc biệt là đoạn từ cầu Nguyễn Tri Phương đến cầu Khuê Đông dài trên 1 km. Ngày 6/5 vừa qua, Sở GTVT Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị thảo luận bàn giải pháp khắc phục.
Sau khi nghe Viện kỹ thuật mặt đường - Công ty cổ phần Tư vấn và ĐTXD ECC (BK-ECC) trình bày nguyên nhân, giải pháp khắc phục, Sở GTVT Đà Nẵng đã đồng ý cho đơn vị này ứng dụng 3 giải pháp đột phá về công nghệ để tiến hành bảo trì, nâng cấp tuyến đường này thay thế cho phương pháp truyền thống.
Đó là phương pháp:Ứng dụng phương pháp cào bóc bê tông nhựa cũ hạ cao độ mặt đường; Ứng dụng Phương pháp gia cố và tái chế móng đường cũ nâng cao cường độ kết cấu áo đường; Ứng dụng cấp phối bê tông nhựa cải tiến để hạn chế hiện tượng hằn lún vết bánh xe.
Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng cũng yêu cầu Nhà thầu ECC và Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sungroup) phối hợp với các bên liên quan thi công trong 5 ngày và phải hoàn thành mặt đường trước ngày 20/5.
Trước đó, công nghệ mới này đã được Sở GTVT Đà Nẵng cho áp dụng tại tuyến Hà Khê - Đà Nẵng, công trình được hoàn thành ngày 29/4 vừa qua chào mừng 40 năm ngày giải phóng Miền Nam. Được biết, thời gian tới nhiều tuyến đường ở TP. Đà Nẵng sẽ được bảo trì nâng cấp theo công nghệ mới.
Công nghệ này được phân làm 3 loại. Đó là tái chế nguội (tái chế lớp móng đường); Tái chế nóng (tái chế lớp mặt đường bằng bê tông Atphal) và giải pháp đồng bộ là tái chế cả móng lẫn mặt đường. Phương pháp này bảo tồn được nguồn tài nguyên bằng cách tái sử dụng bề mặt đường asphalt và vật liệu lớp base cũ, đồng thời tiến hành nhanh tiến trình hỗn hợp, trộn vật liệu gia cố, rút ngắn thời gian thi công và giảm giá thành hơn so với việc rải lại mặt đường mới. Giải pháp này rất phù hợp với Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
P.V (baomoi.com)
|
Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Thông xe 2 ngày đã có chỗ “nứt toác”
(Xây dựng) - Sau 2 ngày tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động, tại km 83, chiều từ Yên Bái về Phú Thọ đã có một vết nứt dài. Nếu vết nứt này tiếp tục nứt rộng sẽ gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.
Được biết, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tuyến đường cao tốc dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam. Được đầu tư với tổng số vốn gần 1,5 tỷ USD, dài 245km đi qua năm tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Với chiều dài kỷ lục, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai có 120 cây cầu lớn nhỏ, một hầm chui, đào đắp hơn 100 triệu m3 đất đá và hoàn thành sau 5 năm triển khai. Ngày 21/9 vừa qua con đường đã được làm lễ thông xe, thông đường. Việc nứt đường khiến dư luận không khỏi nghi ngờ chất lượng công trình của toàn tuyến đường này, liệu có đảm bảo như mong muốn?
Sạt ta luy, nứt đường hàng chục mét
Hiện trường vết nứt gãy tại km 83 đoạn từ Yên Bái đi Phú Thọ.
Chiều ngày 23/9, phóng viên Báo Điện tử Xây dựng (baoxaydung.com.vn) tiếp nhận thông tin từ các lái xe và đã tiếp cận hiện trường (ảnh) thì thấy khu vực km83 đoạn từ Yên Bái về đã thấy một vết nứt khá lớn, dài khoảng hơn chục mét, xuống cấp nghiêm trọng, chạy dọc theo tuyến đường. Do nằm ở đoạn cua nên khá nhiều phương tiện đã chủ động né tránh. Nếu đoạn đường nứt vẫn để các phương tiện giao thông chạy qua sẽ rất nguy hiểm và dễ xảy ra tai nạn.
Trao đổi với một số người đang khoan tại đây, các cán bộ phụ trách đều từ chối trả lời vì lý do “tế nhị”. Tiếp tục đi dọc tuyến này, phóng viên phát hiện thêm một số tả luy đã bị nứt lở. Điển hình như đoạn km 103, một ta luy sau cơn mưa đã sạt lở toàn bộ (ảnh), một vài điểm khác thì đang được nhà thầu múc, hót, sửa chữa.
Hiện trường tả luy sạt lở ở km 103, đoạn từ Yên Bái đi Phú Thọ.
Trao đổi với những người dân sinh sống gần đây, nhiều người cho biết: không rõ đơn vị nào là nhà thầu chính bởi ở đây có rất nhiều nhà thầu phụ, nhận lại cho các nhà thầu của Hàn Quốc. Các kè này mới xây được một thời gian, không có ai xâm phạm, không có người đi, lối lại không mà không hiểu tại sao lại đổ sập được.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Dự án này khởi công từ quý 3 năm 2008. Dự án cao tốc Nội Bài-Lào Cai do nhà thầu Hàn Quốc thi công (chiếm 6/8 gói thầu) gồm: Tập đoàn Posco, Keangnam, Doosan. Công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc), Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex (Việt Nam). Toàn bộ dự án có 19 điểm giao cắt với đường quốc lộ cũ và đường nội bộ chính, có thể qua lại một cách an toàn. Với 120 cầu lớn nhỏ (trong đó có 2 cầu lớn là cầu Sông Hồng và Sông Lô với chiều dài 1,68km, rộng 16,5m), Một hầm xuyên núi (530m, cao 9m, rộng 14m), Một hầm chui (giao Quốc lộ2 dài 645m), Đào đắp hơn 100 triệu m3 đất đá, Xử lý mái dốc hơn 1,3 triệu m2, 460 cống hộp và cống phục vụ dân sinh, 895 cống tròn thoát nước các loại; Trên 6 triệu m3 cấp phối đá dăm; gần 1,8 triệu tấn bê tông nhựa các loại, trên 600.000 m3 bê tông; gần 91.000m dài cọc khoan nhồi, Với 13 trạm thu phí, 5 trạm dừng nghỉ rộng 23 ha. Tổng mức đầu tư của dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã được điều chỉnh tại quyết định số 3008/QĐ-BGTVT ngày 07/8/2014 của Bộ Giao thông Vận tải là 1,46 tỷ USD (giai đoạn 1) bao gồm vay ưu đãi ADF (ADB) 236,21 triệu USD, vay thông thường OCR (ADB) 1,03 tỷ USD và vốn đối ứng là 170,31 triệu USD cho giải phóng mặt bằng.
Phóng viên Báo Điện tử Xây dựng đã liên lạc đến Tổng Công ty (TCT) Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam để tìm hiểu sự việc. Ông Lê, Thư ký của TCT cho biết: Cũng chưa nắm được gì cả nên chưa trả lời, ông Lê hướng dẫn gọi điện cho ông Thành, Phó TGĐ, tuy nhiên ông Thành không nhấc máy.
Được biết, Dự án này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100km/h và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai có 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80 km/h.
Trao đổi với phóng viên, kỹ sư Nguyễn Đăng Tâm (Hiệp hội Xây dựng Việt Nam) cho biết: tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tuyến đường mới, cho đến ngày thông xe mới cho các xe con, xe tải vào hoạt động. Các phương tiện xe khách cũng chưa lên tuyến đường này để khai thác. Vậy khó có thể nói là đường nứt, hỏng là do các phương tiện giao thông vận tải, xe quá tải, quá khổ gây nên được. Cái chính cần làm rõ là chất lượng của công trình có đảm bảo? Hay các nhà thầu làm ẩu, dẫn đến tình trạng trên.
Cần làm rõ công tác giải phóng mặt bằng
Từ khi dự án hình thành và đi vào đầu tư, phía chủ đầu tư đã chuyển cho Hội đồng GPMB của các tỉnh, TP là Hà Nội , Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Diện tích giải phóng mặt bằng của Dự án là 2.062,38 ha; đền bù giải phóng mặt bằng cho 25.031 hộ dân bị ảnh hưởng; xây dựng 99 khu tái định cư; di dời và xây mới hàng trăm công trình công cộng; Dự án áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho gần 17.000 hộ dân.
Người dân tố cáo những vết nứt của khu tái định cư Đại An, xã An Thịnh.
Tuy nhiên, đã có nhiều khiếu kiện về đất đai như: tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Người dân đã làm đơn khiếu nại về những dấu hiệu sai phạm tại Hội đồng GPMB huyện Văn Yên về những “vô lý” mà người dân gánh chịu. Điển hình như công tác di dân, tái định cư ở xã An Thịnh, gia đình ông Trương Minh Xim, vợ là bà Đoàn Thị Hiền, trú tại thôn Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tố cáo: Vì dự án của quốc gia, nhà bà đã bị thu hồi hơn 3.000 m2 đất, trong đó có 300 m2 đất thổ cư. Giá đất thổ cư thu hồi là 100 ngàn m2, sau khi nhận tái định cư, gia đình chỉ còn nhận được 280 m2 đất tái định cư (hụt 20 m2), giá đất lại tính 150 ngàn m2. Cao hơn 50 ngàn/1m2. Bởi vậy, cho đến nay, người dân vẫn chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhiều người dân cho biết thêm: hiện tại khu tái định cư này chưa có đường dẫn nước sạch vào, người dân không thể đào được giếng vì tái định cư trên quả đồi. Hội đồng GPMB huyện Văn Yên khi trả tiền GPMB cũng “cấu” của một số hộ gia đình số tiền 25 triệu đồng, lý do nộp là tiền “đường - điện”. Đến thực tế khu dân cư, phóng viên quan sát thấy nhiều dấu hiệu “ăn bớt” công trình như: một số bờ kè đã bị nứt, lở, cao trình của khu tái định cư bị “tố” làm cao đến 1,5m, không hạ xuống như thiết kế, yêu cầu người dân ký nhận tiền đền bù GPMB năm 2008, nhưng đến 2010 mới mời nhận tiền, vậy suốt 2 năm, số tiền hàng chục tỷ của người dân nằm “ở đâu” mà không chi trả, chưa kể thu hồi đất ở thời điểm nào thì phải tính tiền thời điểm đó…
Phóng viên Báo Điện tử Xây dựng đã đến trụ sở UBND huyện Văn Yên đề nghị làm việc. Tiếp phóng viên, ông Đức, Chánh văn phòng đã giới thiệu sang gặp Hội đồng GPMB và một báo cáo đầy “tươi sáng” đã được gửi cho phóng viên. Tuy nhiên, khi hỏi về những vấn đề cụ thể như: Thu khoản tiền 25 triệu đồng của dân vào việc gì? Đơn giá đền bù, sao có chuyện thu giá thấp, bán đất giá cao, một số công trình hư hỏng… thì các nhân viên ở đây không trả lời nổi vào thoái thác.
Sáng ngày 24/9/2014, trao đổi với lãnh đạo Báo Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng hiện tượng này đã được Bộ cảnh báo từ trước: “Khi thông xe Nội Bài – Lào Cai, VEC có tổ chức họp báo, có nói rõ, một số vị trí chờ lún sẽ bị hư hỏng trong quá trình khai thác…”
|
Báo Điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Đà Giang – Nam Long
Khởi công xây dựng Cầu Rồng
Sáng ngày 19/7/2009, tại phường An Hải Tây, quận Sơn Trà. Với sự tham dự của Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, các cấp lãnh đạo và đông đảo người dân TP Đà Nẵng UBND TP Đà Nẵng đã chính thức động thổ, khởi công xây dựng cầu Rồng.
Cầu Rồng do Công ty Louis Berger Group, Inc.(Mỹ) trúng thầu TKKT và trong quá trình thiết kế có hợp tác với tư vấn địa phương là Công Ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Phát triển Công Nghệ 533 (TDIC533).
Đọc thêm...
|
|